Giai đoạn trước năm bản lề 2018 đang chứng kiến sự thay đổi của các hãng xe khi phải quyết định lắp ráp hay nhập khẩu, giữa sự mông lung của người tiêu dùng Việt Nam. Dự đoán là giá xe hơi có thể sẽ giảm mạnh, và còn giảm nhiều hơn nữa
Chị Ngọc Lan, 40 tuổi, ngồi thử chiếc ôtô 7 chỗ tại triển lãm xe diễn ra hồi đầu tháng 8. Chị tỏ vẻ thích thú, nhưng đã quyết định trì hoãn việc mua xe, tiếp tục sử dụng chiếc Toyota cũ của mình. "Tôi không muốn thấy giá của chiếc xe vừa mua giảm 100 triệu đồng chỉ sau một đêm", chị bày tỏ.
Giống như chị Ngọc Lan, anh Tuấn đứng ở triển lãm cầm trên tay chiếc túi nhận được từ một quầy lễ tân, bên trong chứa tờ rơi đủ loại xe. Mỗi ngày anh đến công ty bằng chiếc Kia Morning, và đang có ý định mua một chiếc xe lớn hơn để phục vụ công việc. Nhưng mục đích khiến anh có mặt ở triển lãm không phải là để mua xe, vì theo anh suy tính, giá ôtô sẽ còn giảm thêm.
Có thể bạn quan tâm:
Giám sát hành trình xe
Giám sát hành trình xe trực tuyến
Chị Lan và anh Tuấn không cá biệt. Rất nhiều người tiêu dùng Việt đang trong trạng thái chực chờ giá xe giảm tiếp, mà nguyên do chính xuất phát từ việc thuế nhập khẩu nội khối ASEAN về 0% từ 2018 theo Hiệp định thương mại ATIGA.
Manh nha từ năm 2015, chiến lược giảm giá bắt đầu từ Thaco, sau đó tác động lên các doanh nghiệp kinh doanh ôtô trong nước. Bước sang 2017, tâm lý chờ đợi mua xe tạo ra một cú hích lớn cho cuộc đua giảm giá, dẫn đến một kịch bản thị trường chưa từng có. Điều này càng củng cố niềm tin của người tiêu dùng, rằng giá xe vẫn chưa chạm đáy.
4 thang kho khan cho doi thi truong oto Viet hinh anh 2
4 thang kho khan cho doi thi truong oto Viet hinh anh 3
Anh Hữu Toàn, một nhân viên kinh doanh ôtô ở Hà Nội, vẫn đều đặn mặc bộ đồng phục chỉnh tề do công ty cấp, nhưng cách thức làm việc đã thay đổi để kịp với biến chuyển của thị trường. Những tháng gần đây của anh bận rộn hơn so với những năm trước, lượng khách đến showroom quá thấp khiến anh và đồng nghiệp phải tìm đến tận nhà để thuyết phục khách hàng.
Đó là cách duy nhất anh biết để duy trì doanh thu, đảm bảo thu nhập cá nhân. Có khách hàng của anh đặt cọc mua xe từ tháng 2 đến giờ vẫn chưa lấy, tính ra đã hơn nửa năm. Chỉ riêng nơi anh làm việc đã có gần 10 người như anh nghỉ việc hoặc chuyển sang ngành khác vì những khó khăn trong việc bán xe.
Sự u ám đang bao trùm lên cả thị trường ôtô. Năm ngoái, Hiệp hội các nhà sản xuất Ôtô Việt Nam (VAMA) dự đoán mức tăng trưởng 20% cho cả thị trường 2017. Bước sang năm mới, trong cuộc họp báo cuối tháng 6, VAMA chỉ lạc quan dự đoán mức tăng trưởng 10%. Tổng giám đốc Toyota Việt Nam cho rằng dự báo của VAMA hoàn toàn khả thi, dựa vào nền kinh tế và qua những gì đang diễn ra trên thị trường.
Tuy nhiên, báo cáo bán hàng tháng 7 như chống lại những tiên đoán của VAMA và Toyota. Doanh số bán xe tháng 7 đạt 20.662 xe, giảm 15% so với tháng 6 và giảm 27% so với tháng 7/2016. Nếu xét theo 7 tháng đầu năm, thị trường năm 2017 giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường ôtô Việt Nam sụt giảm mạnh trong tháng 7 Tâm lý chờ đợi mua xe giảm giá của người tiêu dùng khiến doanh số ôtô Việt Nam trong tháng 7 đi xuống, điều chưa từng có trong nhiều năm gần đây.
Để có giá bán giảm, các doanh nghiệp kinh doanh ôtô chấp nhận cắt lãi để bảo vệ thị phần, tránh hàng tồn kho và duy trì hoạt động kinh doanh. Trong 6 tháng đầu năm, Thaco đạt doanh thu 25.500 tỷ đồng, giảm 6%, trong khi lợi nhuận trước thuế giảm 36%, xuống còn 2.400 tỷ đồng, theo Nikkei. Thị phần Thaco bị thu hẹp 4,9% so với cùng kỳ, xuống còn 38,1% trong Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam.
Bước vào cuộc đua giảm giá từ cuối 2016, mức giảm của Toyota không đột ngột như Thaco, nhưng Toyota thành công hơn, cả về mặt doanh số và thị phần. Cũng trong 6 tháng đầu năm, Toyota đạt thị phần 23,6%, tương ứng với doanh số 29.638 xe, vượt qua khối xe du lịch của Thaco với 19,9% thị phần (bao gồm Mazda, Kia và Peugeot). Toyota vẫn chưa tiết lộ chi tiết về lợi nhuận của công ty.
Nhóm xe sang “người buồn, kẻ khóc”. Ngoài Lexus, bộ ba hãng xe sang nước Đức Mercedes-Benz, Audi và BMW đều đứng ngoài vòng xoáy giảm giá. Duy chỉ có Mercedes-Benz thành công về mặt doanh số. Tuy nhiên, Haxaco - một trong những đại lý chính thức của Mercedes-Benz - vừa công bố mức tăng trưởng âm về lợi nhuận, doanh thu tăng 40%, nhưng lợi nhuận đã giảm 43% do chi phí bán hàng tăng cao.
4 thang kho khan cho doi thi truong oto Viet hinh anh 5
4 thang kho khan cho doi thi truong oto Viet hinh anh 6
Đưa thị trường tăng trưởng trở lại là mong muốn của tất cả doanh nghiệp kinh doanh ôtô Việt Nam lúc này. Triển lãm Ôtô Việt Nam diễn ra đầu tháng 8 mang kỳ vọng thúc đẩy thị trường của các thành viên VAMA, và giống như một bức tranh xem trước về thị trường trong tương lai gần. Những mẫu xe thuộc diện hưởng ưu đãi theo Hiệp định thương mại ATIGA được các hãng chú trọng.
Toyota mang đến 4 mẫu xe mới, bao gồm Wigo, Avanza, Corolla Altis và Alphard. Trong đó, Wigo và Avanza đều nhập khẩu từ Malaysia, cùng Alphard có xuất xứ từ Indonesia. Wigo cạnh tranh cùng Hyundai Grand i10 và Kia Morning. Avanza hứa hẹn là điểm sáng ở phân khúc MPV cỡ nhỏ, nơi đã có sự hiện diện của Suzuki Ertiga. Còn Alphard cạnh tranh ở nhóm MPV cỡ lớn mang ý nghĩa lấp đầy phân khúc nhiều hơn là một sản phẩm chủ lực, cạnh tranh cùng Honda Odyssey.
4 thang kho khan cho doi thi truong oto Viet hinh anh 7
Hiện tại, một phần linh kiện phục vụ lắp ráp xe Toyota trong nước do nhà máy của hãng tự sản xuất, bên cạnh 28 nhà cung ứng ở Việt Nam với trên 300 loại linh kiện khác nhau. Toyota từng khẳng định rõ việc sản xuất xe lắp ráp trong nước là một chiến lược dài hơi.
Tuy nhiên, Toyota đang chọn cách ngược lại, đi theo hướng nhập khẩu xe nhằm đón đầu ưu đãi thuế bắt đầu từ 2018. Trước đây, hãng lắp ráp 5 mẫu xe, và đã giảm xuống còn 4 mẫu vào đầu 2017, thời điểm mà Fortuner chuyển sang nhập khẩu Indonesia. Hiện tại còn Camry, Vios, Innova và Corolla. Hãng xe Nhật vẫn giữ công suất 50.000 xe/năm, không có ý định tăng thêm.
Lãnh đạo cấp cao của Toyota Việt Nam khẳng định nếu không có gì thay đổi, Toyota sẽ không còn lắp ráp mẫu xe nào vào cuối 2018.
Honda năm nay mang đến triển lãm mẫu xe Jazz, thuộc phân khúc hatchback hạng B, được nhập khẩu nguyên chiếc. Năm ngoái, doanh nghiệp này đưa về chiếc Civic thế hệ mới chuyển sang dạng nhập khẩu sau 10 năm lắp ráp trong nước. Định hướng tương lai chỉ còn lắp ráp mẫu City.
Ford tiếp tục lấy Ranger nhập khẩu làm chủ lực. Trong khi đó, đồng hương Chevrolet xác định nhập khẩu mẫu SUV Trailblazer, cùng với Colorado từ thị trường Thái Lan. Suzuki dự kiến phân phối mẫu hatchback hạng A Celerio vào năm 2018 theo dạng nhập khẩu nguyên chiếc.
Thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy rõ sự lên ngôi của xe nhập khẩu trong khối ASEAN. Trong 6 tháng đầu năm, xe nhập khẩu vào Việt Nam có đến 58,2% thuộc khối ASEAN, xếp trên Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Tổng ôtô dưới 9 chỗ nhập khẩu vào Việt Nam đạt 26.600 chiếc, trị giá 449 triệu USD, tăng 30,1% về lượng và 13,5% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Dẫn đầu là 2 nước thuộc ASEAN: Indonesia với 8.900 chiếc, đơn giá bình quân 19.300 USD/chiếc, Thái Lan đứng sau với 6.600 chiếc với đơn giá bình quân 15.800 USD/chiếc.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Các tính năng của camera hành trình Vietmap G79
Camera hành trình cho xe ô tô là một trong những thiết bị được hầu hết mọi tài xế lựa chọn lắp đặt cho xế yêu của mình. Trên thị trường có r...
-
CAR VIỆT là đơn vị hàng đầu về tư vấn và lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tại HCM. Chúng tôi nhận thi công lắp đặt thiết bị giám sát hàn...
-
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 91/2009/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung một vài điều tại Nghị định 93/2012/NĐ-CP thì các loại phương tiện sau...
-
Thiết bị dẫn đường có GPS tích hợp bên trong bắt sóng nhanh, định vị tìm đường, hướng dẫn lộ trình bằng giọng nói. Đồng thời, tích hợp camer...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét